Việc hội chẩn Hội đồng ung thư cơ xương khớp với các chuyên gia Việt nam và quốc tế đã quyết định chiến lược điều trị khá táo bạo và quyết liệt, phối hợp với một phác đồ hoá chất “đặc biệt” kết hợp với 1 kế hoạch phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u di căn được tính toán “kỹ lưỡng” của 1 ekip gồm các phẫu thuật viên ***g ngực mạch máu và ung thư xương.
Với phác đồ hoá chất “đặc biệt”, được tính toán thiết kế riêng và trực tiếp theo dõi và điều trị bởi cả ekip điều trị hoá chất Ung thư xương của Vinmec cho thấy những tiến triển và hiệu quả qua từng đợt điều trị. Kích thước khối u giảm từ 74x53x65 mm trước điều trị xuống 65x56x43 mm rồi 57x49x42 mm và còn 47x40x31 mm trước khi mổ.
Quan trọng hơn, sự thu nhỏ kích thước khối u giúp cho việc nhận định tương quan giữa khối u và cấu trúc xung quang trên cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính làm thay đổi chiến lược và kế hoạch phẫu thuật theo hướng ít xâm lấn hơn và đảm bảo triệt căn hơn.
Phương án phẫu thuật cũ được đặt ra khá lớn và phức tạp vì trên hình ảnh ban đầu nghĩ tới việc xâm lấn khối u vào thành ngực sau tương ứng khoảng xương sườn 2,3,4. Do đó, kế hoạch đặt ra là phẫu tích lật xương bả vai ra ngoài để tiếp cận xương sườn 2,3,4 sau đó cắt đoạn rộng rãi xương sườn 2,3,4 cùng với phần mềm xung quanh để mở “cửa sổ” ***g ngực tiếp cận thẳng vào khối u để cắt khối u rộng rãi. Sau đó sẽ tái tạo lại thành ngực thông qua tạo hình lại phần khuyết xương sườn 2,3,4 bằng công nghệ in 3D kết hợp với việc chuyển phần mềm để che phủ tổn khuyết đảm bảo “làm kín” lại khoang ***g ngực như tự nhiên, đảm bảo chức năng hoạt động cho phổi.
Một kế hoạch phẫu thuật rất “hoành tá tràng” như vậy nhưng vẫn có ý kiến thận trọng và “bàn lùi” vì cho rằng khả năng khối u đã dính vào mạch máu lớn của phổi nên nguy cơ rất lớn khi can thiệp cắt khối u, thậm chí có thể tổn thương mạch máu lớn không xử lý được qua “cửa sổ” ***g ngực như vậy có nguy cơ dẫn đến tử vong. Căng nhể ???
Những tiến triển tích cực của điều trị hoá chất đã làm thay đổi kế hoạch phẫu thuật hoàn toàn và thay vì một kế hoạch phẫu thuật hoành tráng phức tạp như vậy chuyển thành 1 phẫu thuật nội soi hỗ trợ với kích thước vết mổ 5cm, không phải cắt xương sườn vẫn đảm bảo triệt căn về phẫu thuật mà hậu phẫu nhẹ nhàng, sức khoẻ toàn thân bệnh nhân bị ảnh hưởng không đáng kể. Bệnh nhân nằm viện 2 ngày và hôm nay trên đường tôi xuống miền Tây thì bệnh nhân cũng làm thủ tục ra viện để chiều bay trở về nhà. Việc theo dõi vẫn cần được tiếp tục và chắc chắn là phải chặt chẽ hơn.
Những điểm quan trọng cần lưu ý là:
- Đối với ung thư nói chung và ung thư xương và phần mềm nói riêng, việc theo dõi và kiểm tra định kỳ cần thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ với các chuyên gia hay tốt nhất là với ekip điều trị của mình
- Di căn phổi không phải là “dấu chấm hết”, với việc theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời, đã có những bệnh nhân có tổn thương di căn phổi trên thế giới sống trên 20 năm từ khi phát hiện ra bệnh
- Việc phối hợp đa chuyên khoa trong một trung tâm điều trị đóng vai trò quan trọng và quyết định kịp thời các kế hoạch điều trị. Với những trường hợp khó, việc hội chẩn toàn bộ các ekip bao gồm cả ekip phẫu thuật sau từng đợt điều trị hoá chất giúp đánh giá thay đổi của khối u sau mỗi đợt điều trị nhằm có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả
- Cuộc chiến đấu với ung thư là “cuộc chiến” vô cùng đặc biệt, cần xác định là “trường kỳ kháng chiến”, cần theo dõi chặt chẽ những “diễn biến”, “thay đổi” của “chiến trường” để có “chiến lược, chiến thuật” hợp lý trong đó bản thân cơ thể bệnh nhân là “chiến trường” và chính bệnh nhân lại là “chiến sĩ”. Tinh thần và sức khoẻ thể chất của bệnh nhân là vũ khí tối quan trọng bên cạnh đó là thuốc men, phẫu thuật; đồng đội là gia đình, bạn bè và các bác sĩ, điều dưỡng, đoàn kết tạo nên sức mạnh làm gia tăng cơ hội chiến thắng.
Hình 1: Phim CT của bệnh nhân trước điều trị tháng 11/2023
Hình 2: Phim chụp ngày 8/1/2024
Hình 3: Phim chụp ngày 19/1/2024
Hình 4: Phim chụp ngày 1/4/2024, chuẩn bị cho phẫu thuật
Hình 5: Mô phỏng 3D phục vụ phẫu thuật
Hình 6: Mô phỏng 3D phục vụ phẫu thuật
Hình 7: Hình ảnh trong nội soi ***g ngực và bệnh phẩm u cắt ra
GS.TS Trần Trung Dũng