Như chúng ta biết, trong lịch sử đã xảy ra thảm kịch tàu Titanic. Vụ thảm kịch nổi tiếng đến mức dường như bất kỳ ai cũng biết. Nhưng một trong những nguyên nhân có thể khiến nó bị chìm lại rất nhỏ nhặt – đó là vì một chiếc chìa khóa rất bình thường.
Khi bàn giao để con tàu Titanic rời bến cảng, chiếc chìa khóa tủ chứa kính viễn vọng đã nằm trong túi áo khoác của một sĩ quan hạng nhì tên là David Blair. Có điều, Blair đã không theo con tàu Titanic, mà lại thực hiện nhiệm vụ ở một con tàu khác. Do đó, trong suốt chặng đường, đống kính viễn vọng của Titanic đã nằm lăn lóc trong tủ và không thể được sử dụng.
Sau khi tấn thảm kịch Titanic xảy ra, một thủy thủ được giao nhiệm vụ quan sát biển, tên là Fred Fleet, đã có một lời khai được ghi nhận trong biên bản là:
“Giá có kính viễn vọng thì mọi thứ sẽ khác hẳn”. Bởi vì, theo suy nghĩ của ông, nếu như có kính viễn vọng thì đã có thể phát hiện ra núi băng từ sớm và kết quả có thể đã khác.
Cho dù đến nay, các sử gia vẫn chưa thống nhất rằng việc không sử dụng kính viễn vọng có vai trò ra sao trong tai nạn của Titanic, nhưng một thực tế là các thủy thủ đã quan sát biển bằng mắt thường vào lúc con tàu đâm vào băng.
Với y học và đặc biệt là phẫu thuật, điều đó còn quan trọng hơn nữa, kết quả của 1 cuộc phẫu thuật sẽ rất khác nhau và 1 kết quả hoàn hảo chỉ có được khi từng chi tiết nhỏ được các bác sĩ cân nhắc, tính toán để tối ưu hoá nhất cho kết quả tổng thể của ca phẫu thuật. Lấy ví dụ như 1 ca phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo khớp gối qua nội soi, có những điều tưởng như nhỏ nhặt (tiểu tiết) nhưng lại góp phần quan trọng vào kết quả chung của cuộc phẫu thuật (đại sự):
· Làm sao có thể đạt được sự chính xác tuyệt đối của khoan đường hầm xương?
· Giải phẫu khớp gối của mỗi người khác nhau, bao gồm cả giải phẫu diện bám dây chằng, bạn đã biết thế nào là phẫu thuật “cá thể hoá” chưa?
·
Công nghệ 3D dẫn đường phẫu thuật là gì, liệu có giúp ích gì hay kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật là đủ? (xem link để biết thêm chi tiết)
· Liệu garo có ảnh hưởng tới sức cơ và sự hồi phục sau mổ. Không garo có tốt hơn không?
· Loại dung dịch sử dụng bơm vào khớp gối trong nội soi ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ sụn khớp ra sao? Dung dịch nào là tối ưu?
· Nhiệt độ nước dùng trong nội soi bao nhiêu là phù hợp, để không ảnh hưởng đến chất lượng sụn khớp?
· Nhiễm trùng trong nội soi khớp gối là 1 thảm hoạ, vậy làm sao để giảm đến tối thiểu nguy cơ này?
· Đau sau mổ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập luyện phục hồi, liệu có thể mổ mà không đau không?
· Kỹ thuật lấy gân có quan trọng không? Loại gân nào là phù hợp nhất: tự thân hay đồng loại, gân bánh chè, gân hamstring hay gân mác,…?
· …..
Có quá nhiều “tiểu tiết” cần quan tâm và thực sự là cái nào cũng quan trọng cả để có được “đại sự” thành công.
Nếu Covid-19 cần “5K + vacxin” thì Nội soi tạo hình dây chằng có “8K” để có thể có kết quả hoàn hảo.
Trân trọng !
GS.TS Trần Trung Dũng