Bạn có biết đến tận cuối thế kỷ 19, các bác sĩ (hay nhân viên y tế nói chung) vẫn mặc áo đen như các thày tu và các nhà khoa học khác. Lý do được coi là khả dĩ đúng nhất là tính trang nghiêm của trang phục và do y học chưa phát triển nên thường gia đình bệnh nhân tìm kiếm các tư vấn của bác sĩ khi tình trạng bệnh đã rất nguy kịch rồi
Bức tranh được coi là niềm cảm hứng và làm cho việc mặc áo blu trắng trở nên phổ biến là bức tranh “The Agnew Clinic” vẽ năm 1889, treo ở đại học Pennsylvania. Bức trang mô tả bác sĩ Agnew và các cộng sự đang thực hiện ca phẫu thuật trong trang phục áo choàng trắng
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, mới việc thay đổi mạnh mẽ trong đào tạo y khoa tại Mỹ và Canada trong đó gắn đào tạo lâm sàng với các nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm nhiều hơn dẫn tới việc quy định mặc áo choàng trắng cho sinh viên y khoa, bác sĩ và điều dưỡng. Điều này xuất phát từ ý tưởng về sự sạch sẽ và kháng khuẩn trong y khoa và áo choàng trắng được coi là biểu tượng cho sự trong sáng và uyên bác. Đầu thế kỷ 20, áo choàng trắng chủ yếu được sử dụng ở khu vực phẫu thuật nhưng đến cuối những năm 40, khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, cùng với sự phát minh ra kháng sinh, áo choàng trắng chính thức trở thành trang phục cho sinh viên y khoa, học viên, bác sĩ và điều dưỡng.
Buỗi lễ Áo choàng trắng đầu tiên được tổ chức tại đại học Chicago năm 1989 với mong muốn là các sinh viên y khoa năm thứ nhất sẽ có tác phong và ứng xử chuyên nghiệp hơn. Đến năm 1993, việc tuyên thệ lời thề Hypocrate được đưa vào chương trình để giúp sinh viên y khoa ý thức hơn vào trọng trách mà mình đang mang, có ý thức hơn trong việc học tập rèn luyện để thực hành y khoa tốt hơn cho người bệnh.
GS.TS Trần Trung Dũng (st)