1. Tối thứ HAI và TƯ tại phòng khám Dungbacsy's Clinic(số 8 Đặng Văn Ngữ, điện thoại: 09 44 66 22 99)
2.Các buổi sáng tại TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VÀ Y HỌC THỂ THAO, BỆNH VIỆN VINMEC TIMECITY(458 Minh Khai, điện thoại thư ký: 0363188326 hoặc 0354189292 )
Bệnh nhân khuyết tật 18 năm thay đổi cuộc đời nhờ xương nhân tạo in 3D
Bệnh nhân khuyết tật 18 năm thay đổi cuộc đời nhờ xương nhân tạo in 3D
(18/10/2021)
Sau 2 ngày phẫu thuật, lần đầu tiên sau 18 năm, bà Tuất tự đứng dậy tập đi với dụng cụ hỗ trợ mà không có cảm giác đau đớn.
Tai nạn nghiêm trọng xảy ra cách đây 18 năm khiến vùng đùi, gối trái của bà Ngô Thị Tuất (63 tuổi, Hà Nội) bị thương tổn nặng. Trải qua nhiều ca đại phẫu, chân của bà khuyết hổng một phần xương đùi. Bác sĩ từng chẩn đoán, gối trái hỏng vĩnh viễn. Tình trạng sức khỏe khiến bà gặp nhiều trở ngại trong vận động, đi lại phụ thuộc vào nạng.
Vừa qua, các chuyên gia tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao (CTCH&YHTT) - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám cho bà Tuất, chỉ định hay thế toàn bộ đầu dưới xương đùi kèm theo khớp gối trái bằng vật liệu nhân tạo hợp kim titan, thiết kế in 3D. Để thực hiện ca mổ này, bác sĩ xây dựng một kế hoạch chi tiết.
Đầu tiên, chuyên gia cho bệnh nhân quét 3D toàn bộ trục chi dưới 2 bên để lấy dữ liệu. Từ dữ liệu số hóa này bác sĩ lên phương án phẫu thuật mô phỏng ngay trên hệ thống máy tính bằng giả lập 3 chiều. Thông qua bản thiết kế vạch ra bằng mô phỏng, bác sĩ điều trị lựa chọn chi tiết các bước phẫu thuật, loại xương nhân tạo cần cấy ghép.
Trải qua gần 4 tiếng căng thẳng, các phẫu thuật viên thay thế thành công đoạn xương nhân tạo kèm khớp gối bằng hợp kim titan cho bệnh nhân. Chân trái được kéo dài thêm 7 cm, khớp gối có thể tự gập, duỗi nhẹ nhàng. Xương đùi, khớp gối được tái tạo, thay thế chính xác theo đặc điểm giải phẫu cơ thể, hồi phục chức năng hoạt động của khớp gối. Ca phẫu thuật cũng giúp chấm dứt tình trạng thoái hóa, đau khớp gối mãn tính. Sau mổ 2 ngày, bà Tuất có thể tự đứng dậy tập đi trên đôi chân của mình với dụng cụ hỗ trợ mà không có cảm giác đau đớn, khó chịu.
Giáo sư Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, người chịu trách nhiệm chỉ đạo ca mổ của bà Tuất cho biết, đây là ca bệnh khó vì bệnh nhân lớn tuổi. Khớp gối sau nhiều năm thương tổn bị thoái hóa, biến dạng hoàn toàn, mất một đoạn thân xương đùi 10 cm. Bên cạnh đó, một nửa khối lồi cầu xương đùi, cấu trúc khớp, xung quanh đều thay đổi, không thể phẫu thuật thay khớp gối như phương pháp thông thường.
Ngoài ra, các khối cơ vùng đùi của bà Tuất bị teo, xơ hóa, thoái hóa mỡ. Nếu không bảo tồn cơ bắp sau mổ, không có lộ trình tập luyện thích hợp, bệnh nhân không thể vận động khớp gối dù được thay thế bằng vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên, phức tạp nhất là chênh lệch 10 cm giữa chiều dài 2 chân, da, các phần mềm quanh khớp gối bị co rút theo thời gian. Đây là điểm khó khăn mà e kíp của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao chưa từng gặp với các ca thay xương khớp nhân tạo trước đây.
"Nếu trong quá trình mổ, bác sĩ không tính toán kỹ chiều dài của đoạn xương nhân tạo ghép vào, có thể làm cho vết mổ quá căng, khiến bệnh nhân không thể cử động. Người bệnh có thể xuất hiện biến chứng như liệt thần kinh, tổn thương mạch máu", giáo sư Trần Trung Dũng nhấn mạnh.
Bà Ngô Thị Tuất là bệnh nhân được thay thế toàn bộ khớp gối kèm đoạn xương nhân tạo làm bằng hợp kim titan (khớp gối dạng Mega) mà không phải do nguyên nhân ung thư. Sau phẫu thuật, các bác sĩ thiết kế cho bà một lộ trình tập phục hồi chức năng, cải thiện tình trạng các khối cơ vùng đùi bị teo, xơ hóa, thoái hóa mỡ bởi 18 năm không vận động. Với lộ trình tập phục hồi chức năng tích cực từ 6 đến 8 tuần, bệnh nhân có thể tự đi mà không cần thiết bị hỗ trợ.
Hiện, bà có thể tự di chuyển trên đôi chân của mình sau gần 20 năm gắn bó với đôi nạng. Trước đó, bệnh nhân 63 tuổi thăm khám nhiều nơi và nhận tư vấn điều trị tạm thời như: hàn cứng xương khớp, ghép đoạn xương đồng loại/tự thân, thậm chí là cắt cụt, lắp chân giả...
Giáo sư Trần Trung Dũng cho biết thêm, việc thay thế xương khớp nhân tạo in 3D từng bước được ứng dụng thành công, cứu sống và bảo tồn chi thể cho nhiều ca ung thư xương tại Việt Nam. Kỹ thuật này có thể "cá thể hóa" đến từng chi tiết giải phẫu của người bệnh, mở ra một cánh cửa mới cho bệnh nhân bị thoái hóa hoặc khuyết tật xương khớp.
Hiện nay, nhờ áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao như mô phỏng và in 3D, robot định vị chính xác, phẫu thuật thay khớp gối cho kết quả rất khả quan với tỷ lệ tuổi thọ khớp có thể tồn tại lên tới 25-30 năm. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tại Vinmec là một trong những cơ sở đầu tiên, duy nhất thực hiện bài bản các phẫu thuật: thay thế xương nhân tạo, điều trị tổn thương khuyết đoạn xương lớn không thể phục hồi do ung thư xương hoặc di chứng chấn thương xương khớp phức tạp.
Trước đó, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tại Vinmec có kinh nghiệm thực hiện thành công hơn 100 ca phẫu thuật thay thế đoạn xương nhân tạo và công nghệ in 3D. Các chuyên gia "cá thể hóa" đến từng chi tiết giải phẫu của bệnh nhân, chỉ định thay thế toàn bộ đầu dưới xương đùi kèm theo khớp gối trái bằng vật liệu nhân tạo hợp kim titan, thiết kế in 3D cá thể hóa theo giải phẫu người bệnh.
Cảm hứng đối với ngành Y có thể đến sớm ngay từ những năm học cấp 3 nhưng cũng có thể đến rất muộn, vào những năm cuối của đại học, như bọn tôi chẳng hạn. Nhưng cũng có người không tìm được cảm hứng đó nên dù có tốt nghiệp lại rẽ ngang sang công việc khác. Khác với tình cảm thông thường, nó là sự bền vững, đã có cảm hứng nghề nghiệp rồi thì đó sẽ là cuộc đời của bạn. Nên đừng quá sốt ruột, dù bạn có đang học Y khoa mà vẫn lo lắng là liệu mình có hợp không, mình nên học chuyên ngành gì, vân vân và mây mây… Cảm hứng đó đôi khi không đến từ sách vở bài giảng trong trường Y mà có thể sẽ đến từ những trải nghiệm của “cuộc sống ngoài giảng đường đại học”, từ những tình huống, những điều giản dị của cuộc sống
...
TẠI SAO TÔI LỰA CHỌN BÁC SĨ NỘI TRÚ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH ???
Cách đây hơn 20 năm, khi biết tôi quyết định lựa chọn chuyên ngành phẫu thuật để theo đuổi, trong gia đình nhiều người gàn lắm, bởi vì ở nhà tôi khá là vụng về, đặc biệt những công việc liên quan đến khéo léo tay chân như thịt gà, băm chặt, cắt tỉa,… mặc dù một số động tác khác như gắp, rót thì tôi cũng vẫn khéo léo như ai tuy nhiên tổng thể được đánh giá là không phù hợp lắm với công việc mổ xẻ.
...
Để trở thành “bàn tay vàng” trong làng “nội soi khớp” có khó không?
Ngoại khoa nói chung và chấn thương chỉnh hình nói riêng, để trở thành bác sĩ giỏi thì cần phải có vừa “cái đầu” vừa “đôi tay”, hay cụ thể là vừa “kiến thức” vừa “tay nghề”. Chỉ giỏi kiến thức mà tay nghề dở thì như các cụ nói là “nói như rồng leo, làm như mèo … “ (à mà thôi, không nói hết không mất hết thi vị”, tay nghề khéo léo mà kiến thức yếu thì chỉ như anh “thợ mổ”, thầy truyền cho chiêu nào biết chiêu đó chứ không “học 1 biết 10” được, gặp ca khác chút có thể lại tai biến ngay. Kiến thức tuy khó nhưng chịu khó tích luỹ rồi cũng đạt được nhưng tay nghề thì để thành “bàn tay vàng” không hề dễ dàng.
Có những quyết định về chuyên môn không chỉ dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề hay guideline hướng dẫn đơn thuần mà cần tính toán cân nhắc cả các yếu tố tâm lý, tình cảm, văn hoá, xã hội. Việc quyết định không chỉ dựa vào lý trí mà đôi khi cần có cả sự mách bảo của linh cảm, con tim, tấm lòng với người bệnh, đó là sự thấu cảm....
BÁC SĨ NỘI TRÚ: sự cần thiết để chuẩn hoá đào tạo lâm sàng
Đối với khối lâm sàng của ngành Y, đào tạo sau đại học là bắt buộc vì đào tạo sau đại học là khâu quan trọng giúp 1 sinh viên Y khoa chuyển hoá kiến thức lý thuyết học được trong trường Y thành các kỹ năng và kinh nghiệm khám chữa bệnh để có thể thực hành chuyên môn độc lập. Tại Việt Nam hiện nay, do những yếu tố khách quan nên hiện còn tồn tại nhiều hệ đào tạo sau đại học khác nhau nhưng mục đích chung cũng là chuyển tải kiến thức lý thuyết thành kỹ năng và kinh nghiệm của người bác sĩ, tuy nhiên theo xu thế, việc mở rộng đào tạo bác sĩ nội trú về mặt quy mô của các trường Y thể hiện dần bắt nhịp với xu thế đào tạo y khoa lâm sàng trên thế giới. Ở các nước phát triển, tốt nghiệp bác sĩ nội trú là tiêu chuẩn bắt buộc để tham gia kì thi cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ. Vậy tại sao đào tạo bác sĩ nội trú nói riêng và đào tạo sau đại học trong ngành Y lại quan trọng như vậy? Xin giới thiệu sơ lược 1 vài điểm cho mọi người dễ hình dung. Trân trọng !!!...
Những con tàu mang tên "khớp" đi theo hành trình nhất định theo thời gian để tới "sân ga cuối" vào buổi "hoàng hôn", không gian ảm đạm buồn man mác........
Điều trị giảm nhẹ trong ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng có nhiều biện pháp khác nhau trong đó có "phẫu thuật giảm nhẹ". Mục tiêu chung của các biện pháp chăm sóc và điều trị giảm nhẹ nhằm nâng cao sức khoẻ tinh thần, thể chất, chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng cũng như các khó chịu phiền toái khác do ung thư đem lại. Có khá nhiều các "phẫu thuật giảm nhẹ" khác nhau trong đó có việc bảo tồn chi thể. Có trường hợp bảo tồn chi thể được coi là điều trị nguyên tắc nhưng có trường hợp bảo tồn chi thể được coi là "phẫu thuật giảm nhẹ". Xin trân trọng giới thiệu !!!...
U xương đa phần gặp và phát hiện dễ dàng ở các xương dài, u ở xương sườn thường khó phát hiện do bị che phủ bởi các khối cơ lớn. Triệu chứng khá mơ hồ, một số trường hợp bệnh nhân có thể khó chịu hoặc đau, 1 số ít có thể sờ thấy bất thường còn lại đa phần tình cờ phát hiện. Xin giới thiệu 1 trường hợp khối u tế bào khổng lồ xương sườn 2 được chẩn đoán và điều trị thành công bằng phẫu thuật....
BÁC SĨ NỘI TRÚ: những năm tháng không thể nào quên ...
Bác sĩ nội trú là 1 chương trình đào tạo sau đại học, nhưng hơn thế, nó là quãnh thời gian rèn luyện "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" của các bác sĩ trẻ để tích luỹ kinh nghiệm, tay nghề và kiến thức cũng như trau dồi hoài bão, khát khao cống hiến cho y học. Trân trọng !!!...
Với mỗi sinh viên y khoa, buổi lễ áo choàng trắng như một dấu mốc quan trọng ghi nhận cá nhân đó chính thức bước vào con đường chăm sóc sức khoẻ vinh quang và tự hào nhưng cũng đầy trọng trách. Nó giúp cho người sinh viên y khoa sẽ có ý thức hơn trong việc học tập nghiên cứu rèn luyện để có thể phụng sự tốt nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân !!!
...
Chỉ định cắt cụt đối với ung thư xương kinh điển là: 1) khối u xâm lấn mạch máu thần kinh gây mất chức năng phần chi thể phía dưới (cẳng tay bàn tay, cẳng chân bàn chân); 2) khối u xâm lấn phần mềm rộng gây thiếu hụt phần mềm sau khi cắt bỏ u. Đó là lý thuyết
Tuy nhiên, “mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”, cuộc sống luôn đặt ra các giới hạn để chúng ta có trách nhiệm vượt qua, vì 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xin giới thiệu 1 ca ung thư xương xâm lấn phần mềm rộng được phẫu thuật cắt bỏ u rộng rãi, thay khớp gối và đoạn xương, chuyển vạt cơ lưng rộng che phủ với kỹ thuật vi phẫu. Kết quả bước đầu thành công với theo dõi 6 tháng, chức năng chi tốt, cháu trở lại với sinh hoạt và vận động bình thường, thậm chí còn quay trở lại (1 phần) với đam mê bóng đá.
...
Thay toàn bộ xương cánh tay là 1 phẫu thuật khó, chỉ định chủ yếu trong các tổn thương ung thư lan toả xương cánh tay. Để thực hiện được phẫu thuật thay toàn bộ xương cánh tay, đòi hỏi phải phối hợp rất nhiều yếu tố, không chỉ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng phẫu thuật, trí tưởng tượng và sự sáng tạo thì vai trò của khoa học công nghệ mà cụ thể là công nghệ 3D trong y học và tiến bộ của khoa học vật liệu y sinh là không thể thiếu được. Xin trân trọng giới thiệu ca phẫu thuật thay toàn bộ xương cánh tay với kỹ thuật cải tiến, phối hợp vật liệu dựa trên công nghệ 3D để tối ưu hoá hiệu quả phẫu thuật, đảm bảo cho chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân được tốt nhất. Ca mổ đã được ghi nhận trên Y văn thế giới như cả mổ thay xương cánh tay đầu tiên với cải tiến này trên tổng số khoảng 70 ca mổ thay xương cánh tay trên toàn thế giới. Trân trọng giới thiệu !...
Trong cuộc sống hàng ngày, điều mà người ta rất dễ dàng xem nhẹ chính là những việc nhỏ như lau bàn làm việc, rửa kẽ tay, hay quét những “góc chết” trong nhà… Những việc đó quả thật là không mấy quan trọng. Nhưng có những điều người ta cho là nhỏ nhặt đôi khi lại sẽ thành tựu hay phá hỏng đại sự của đời người. Như câu chuyện được lượm lặt trên mạng dưới đây về thảm kịch tàu Titanic.
...
Thay xưong đùi toàn bộ cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam
Trong thời gian hơn một năm vừa qua, GS, TS Trần Trung Dũng cùng các đồng nghiệp chính là ê-kíp đã thực hiện thành công rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp, như thay thế một bên xương chậu nhân tạo, thay cùng lúc tám khớp ngón tay, thay thế các trường hợp khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối phức tạp.
Đồng thời, ê-kíp này cũng là tác giả của hai ca phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam trước đây. Điều đáng mừng là, ca thay xương đùi đầu tiên do ung thư là một cô gái 25 tuổi, hiện nay sau gần hai năm phẫu thuật cô vẫn khỏe mạnh và hiện đang công tác cùng chính ê-kíp phẫu thuật cho mình với vai trò thư ký y khoa, đồng hành cùng các bác sĩ thắp lên hy vọng cho các bệnh nhân ung thư xương. Trân trọng giới thiệu!
Mô hình 3D phát hiện hơn 50 viên sỏi trong khớp háng
Bệnh lý u sụn màng hoạt dịch (còn gọi là hội chứng Reichel) gặp nhiều ở khớp gối, khớp vai, tỷ lệ gặp ở khớp háng ít hơn nhưng lại là thách thức lớn trong chẩn đoán và điều trị vì khớp háng ở sâu, bao phủ bởi nhiều lớp cơ nên thường phải chẩn đoán bằng các phương tiện hiện đại như các chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla trở lên. Khó khăn về chẩn đoán có thể khắc phục nhờ các phương tiện chẩn đoán hiện đại thì việc điều trị là thách thức vô cùng to lớn vì phương án tối ưu nhất để điều trị là phẫu thuật nội soi đòi hỏi không chỉ trang thiết bị mà cả trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ. Xin trân trọng giới thiệu trường hợp u sụn khớp háng được điều trị thành công bằng kỹ thuật nội soi khớp. Trân trọng!...
Thay khớp gối toàn bộ đã dần trở nên phổ biến do tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ thoái hoá khớp gối theo tuổi ngày càng tăng. Thay khớp gối bán phần hay còn gọi là thay khớp gối 1 khoang thường chỉ định cho các bệnh nhân trẻ tuổi hơn, tổn thương còn khu trú ở 1 khoang của khớp gối, thường là khoang trong. Tổn thương khoang trong khớp gối phổ biến hơn do về sinh lý bình thường, khoang trong chịu lực nhiều hơn khoang ngoài vì vậy tỷ lệ thay khớp gối 1 ngăn thì thay khoang trong là chủ yếu. Thay khớp gối khoang ngoài khá ít, thường có yếu tố chấn thương dẫn đến thoái hoá khoang ngoài, nhân 1 trường hợp thay khớp gối bán phần khoang ngoài, xin giới thiệu bài viết đăng trên báo khoa học đời sống. Trân trọng!...
Đây là trường hợp thay xương sên nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam và là ca mổ thay toàn bộ xương sên đầu tiên được báo cáo tại khu vực Đông Nam Á."Thành công của ca thay xương sên nhân tạo là một bước tiến mới trong lĩnh vực điều trị cơ xương khớp, mở ra hy vọng cho người bệnh thoái hóa, đau khớp cổ chân mạn tính có thể được chữa khỏi hoàn toàn, thoát khỏi cảnh đau đớn dày vò triền miên". Trân trọng giới thiệu !...
Lần đầu tiên thay thế thành công xương chậu tại Việt Nam
Lần đầu tiên ở Việt Nam, các bác sĩ đã thay thế thành công xương chậu nhân tạo bằng titan cho bệnh nhân ung thư xương, mở ra cánh cửa hi vọng mới đối với bệnh nhân ung thư xương điều trị trong nước. Theo thống kê, phẫu thuật loại bỏ u xương chậu và thay thế bằng xương nhân tạo mới chỉ được thực hiện ở một số quốc gia có nền y học tiên tiến, như ở Châu Á có Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Việc ứng dụng những công nghệ tiến bộ và triển khai những phương pháp mới đầy hiệu quả như phẫu thuật này tại Việt Nam sẽ mở ra thêm nhiều hy vọng mới đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý ung thư xương trong nước. Ca mổ này đã được ghi nhận trên y văn thế giới trên tạp chí Annals of Medicine and Surgery (link: https://doi.org/10.1016/j.amsu.2021.102812)
CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH XƯƠNG KHỚP: BƯỚC TIẾN MỚI TRONG CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Có thể cuộc cách mạng 4.0 có tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó y học là 1 trong những nghành có nhiều thụ hưởng nhất đem lại nhiều hiệu quả vượt trội trong phát hiện, phòng ngừa và điều trị cho các bệnh nhân trong đó những tiến bộ của công nghệ 3D đã giúp cho phẫu thuật đạt những kết quả vượt trội về việc có được những phương án tối ưu cho bệnh nhân cũng như hỗ trợ phẫu thuật đạt độ chính xác tối đa, giảm thiểu các tai biến xuống mức thấp nhất. Có thể nói công nghệ 3D là kỷ nguyên mới trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cũng như trong một số chuyên nghành khác của y học. Trân trọng !...
Sự tiến hoá của con người và khác biệt so với các loài động vật khác ở rất nhiều thứ nhưng trong đó sự khác biệt có thể coi là sớm và coi là quyết định khi sự phát triển của chi trên (từ "chân trước" trở thành "tay") với sự thay đổi cấu trúc giải phẫu và chức năng từ khớp vai, khớp khuỷu, cổ bàn tay. Những bất thường về giải phẫu hoặc chức năng của tay thương thường không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn có thể ảnh hưởng cảm xúc của người bệnh, gây mặc cảm tự ti. Những nỗ lực của các bác sỹ nhằm giải quyết những tồn tại đó, cải thiện chức năng và thẩm mỹ, đem lại 1 cuộc sống chất lượng hơn cho bệnh nhân. Trân trọng !...
Xu hướng tối thiểu hoá trong can thiệp phẫu thuật điều trị thoái hoá khớp gối
Tổn thương thoái hoá gối thường tiến triển từ từ theo "mức độ nặng" và theo "khu vực". Đa phần thoái hoá khớp gối nguyên phát, nghĩa là tình trạng lão hoá khớp theo thời gian thường bắt đầu từ "khoang trong của khớp gối". Tiến triển sẽ nặng dần và lan ra toàn bộ khớp gối. Chính vì đặc điểm tiến triển tổn thương như vậy nên phẫu thuật "thay khớp gối 1 khoang" (hay 1 ngăn) hình thành như 1 giải pháp nhằm tối thiểu hoá việc can thiệp vào gối và làm chậm lại tiến triển thoái hoá khớp gối sang các khoang còn lại. Vấn đề khó khăn là lựa chọn thời điểm can thiệp hợp lý và chính xác đóng vai trò quan trọng, nếu không đúng thời điểm việc can thiệp thay khớp gối 1 khoang sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn. ...
“Fosbury flop” là tên 1 kỹ thuật nhảy cao do Fosbury sáng tạo ra và trở thành kỹ thuật nhảy cao thường quy hiện nay. Thú vị là hình ảnh này được liên hệ với 1 hình thái tổn thương của rách chóp xoay. Như vậy, bên cạnh yếu tố “thơ văn” thì yếu tố “thể thao” cũng có liên quan khá chặt chẽ với chuyên nghành Chấn thương chỉnh hình....
TỔN THƯƠNG “JACK & JILL”: sự ngộ nghĩnh và hài hước trong Chấn thương chỉnh hình
Những liên hệ thú vị giữa các nội dung trong cuộc sống đời thường, trong văn chương, nghệ thuật, thể thao vào y học và cụ thể là chuyên nghành chấn thương chỉnh hình làm cho các nội dung khoa học trở nên thi vị, làm cho "lý thuyết" không chỉ còn là "màu xám" mà có "sắc xanh" của thơ văn nghệ thuật. Trân trọng giới thiệu ! ...
Bảo tồn chi đã trở thành xu hướng chủ đạo trong điều trị ung thư xương hiện nay. Một trong những khó khăn của bảo tồn chi là đa số các bệnh nhân phát hiện tổn thương ở giai đoạn xương đang phát triển, vì vậy chênh lệch chiều dài chi là điều không thể tránh khỏi. Giải quyết bài toán chênh lệch chiều dài chi, trong lịch sử phẫu thuật ung thư xương đã hình thành nhiều giải pháp khác nhau, xin trân trọng giới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến các giải pháp đó trong đó có những ứng dụng của các công nghệ vô cùng hiện đại giúp cho nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Trân trọng!...